Bước 1: Bảo vệ vết thương
Khi bạn phát hiện con bị côn trùng đốt thì bước đầu tiên chính là vệ sinh vết thương để tránh viêm nhiễm, sưng tấy hay nổi mụn rộp đỏ. Nếu là vết thương do ong đốt thì nên lấy ngòi của nó ra trước rồi hãy bắt đầu vệ sinh vết thương.
Mẹ cần rửa sạch vùng da bị côn trùng cắn bằng xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập cũng như làm dịu da và giảm ngứa cho bé.
Vệ sinh vết thương khi bị côn trùng cắn
Bước 2: Làm dịu cơn ngứa
Có rất nhiều phương án khác nhau để có thể làm giảm cơn ngứa cho bé, nhưng cách an toàn và dễ thực thi nhất vẫn là sử dụng ngay những nguyên vật liệu có sẵn trong bếp nhà bạn như:
Mẹ hãy cắt đôi tép tỏi thoa lên vết đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và thoa lên ngay thì da bé sẽ không bị phồng đỏ do độc từ côn trùng. Bên cạnh đó mẹ có thể dùng các lát hành tây để thoa lên vết đốt, nó có tác dụng tương tự như tỏi.
Trong chanh có axit giúp diệt vi khuẩn và phòng tránh nhiễm trùng, tuy lúc sử dụng có hơi rát nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Chất axit có trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết thương khi bé bị côn trùng cắn. Mẹ chỉ cần dùng một vài lát chanh mỏng và cọ xát trực tiếp lên vết cắn sẽ giảm ngứa cho bé hiệu quả.
Nhiệt độ thấp của đá viên có tác dụng gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy cho bé. Ngoài ra nước đá còn làm hạn chế tình trạng sưng phồng ở vết cắn. Đặc biệt, nó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn. Khi mẹ phát hiện con bị côn trùng cắn thì hãy dùng một viên đá thoa xung quanh vết cắn khoảng 3 phút sẽ thấy ngay kết quả.
Đá viên giúp giảm sưng tấy khi bị côn trùng đốt
Bước 3: Sử dụng thuốc trị vết côn trùng cắn, ngứa
Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, cuối cùng là sử dụng thuốc trị vết côn trùng cắn, ngứa và viêm da để kháng viêm, chống ngứa, kháng khuẩn, mau chóng phục hồi da như ban đầu hiệu quả cho bé.
Những lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn:
– Không nên để bé gãi hay chà xát vùng da có vết cắn của côn trùng vì như vậy sẽ làm tổn thương thêm nặng và có thể gây nhiễm trùng cho da.
– Khi sử dụng các nguyên liệu để bôi lên da bé thì nên trông chừng bé cẩn thận để tránh dính vào quần áo.
– Mẹ nên trông chừng bé, không để cho bé tự lấy thứ gì đó bôi lên vết thương vì như vậy sẽ gia tăng khả năng viêm nhiễm.
– Các phương pháp giảm ngứa truyền thống từ chanh, nước đá hay hành, tỏi vẫn có thể gây kích ứng cho da đối với các bé nhạy cảm. Dầu xanh là chất lỏng thấm nhanh qua da giúp giảm đau nhưng khi thoa trên diện rộng sẽ làm thay đổi thân nhiệt của trẻ, điều này không tốt cho sức khỏe của bé nhất là đối với các bé nhỏ.
– Khi chọn các sản phẩm giảm và trị ngứa cho bé, cha mẹ nên sử dụng loại thuốc có hoạt chất Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng cho trẻ.
Trên đây là 3 bước đơn giản trị vết côn trùng cắn an toàn cho bé, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn!