CÁC THÀNH PHẦN TRONG TỔ MỐI
Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: mối vua, mối cánh, mối lính , mối thợ
Mối vua, mối chúa.
Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
Mối cánh.
Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động. Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp xuất không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa giông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt cac thiên địch như chim,cóc…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được các vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ taọ ra một tổ mới.
Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài.
Mối lính.
Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng, báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn.
Khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo độngcho quần thể . Mộtcon báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào”, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động.
Mối thợ
Mối thợ hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng. Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột . Mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối ở tổ khác xâm lấn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiêu diệt hệ thống tổ một cách giám tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm.
Ngoài ra trong tổ mối còn có các thành phần mối non và mối hậu bị để thay thế trong trường hợp mối vua hoặc mối chúa chết.