Home » News » mối nhà, tìm hiểu về loài mối nhà
mối nhà, tìm hiểu về loài mối nhà
18/07/2011 09:45

Mối đất là một trong những loại côn trùng gây hại kinh tế quan trọng nhất thế giới bởi vì chúng phá hoại gỗ. Mỗi năm tại Mỹ đã tiêu tốn xấp xỉ 2 tỉ đô la để kiểm soát và trừ mối. Trên thế giới đã thống kê có khoảng 15 loài mối đất gây hại gỗ quan trọng nhất 

Mối đất sống tập trung thành đàn trong cùng tổ, tổ của những loài mối này dựa vào đất mà làm tổ, có thể ở gần phần rễ của cây hoặc gỗ chôn trong đất, nói chung là tổ của chúng không tách rời đất, tập đoàn mối sống và làm việc cùng nhau. Mối thợ có nhiệm cụ chăm sóc tổ, bảo trì và sửa chữa tổ và tìm thức ăn thức ăn. Ngoài ra còn có mối chúa, mối vua, mối lính, mối sinh sản, phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn của mối thợ.
Mối thợ tìm thức ăn đem về tổ, và cho tất cả loại mối khác ăn. Trong gỗ thì xenlulo là thành phần chủ yếu chính là thức ăn của loài này. Bởi vậy, mối thợ là loại mối trực tiếp hại gỗ. Dòng mối thợ liên tục chuyển động về nơi trung tâm của tổ nơi mối vua và mối chúa sinh sống . Ở đây mối thợ mớm cho mối chúa, mối vua ăn rồi sau đó quay lại liếm các chất tiết (chất biến tính sinh dục) trên bụng và những giọt chất lỏng ở sau lỗ hậu môn của mối chúa. Đôi khi mối thợ còn cắn cả vào nếp gấp vỏ cơ thể trên bụng mối chúa để kích thích tiết chất biến tính sinh dục. Các loại chất này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tuyến sinh dục hoặc kích thích sự nuôi dưỡng ấu trùng thành mối cánh cái và đực , khi đến mùa giao hoan chúng phân đàn.

Mối đất, gây hại chủ yếu, và để diệt trừ loại côn trùng này đã gây nhiều tốn kém ở Đông Nam nước Mỹ. Chỉ riêng một tập đoàn, có tới 10 triệu cá thể mối lính và mối thợ. Có hơn 15 loài mối đất trên thế giới được xem như là những tác nhân làm hại gỗ
Coptortermes formosanus, xuất xứ từ Trung Quốc mang theo những tàn phá khủng khiếp và kinh sợ ở đó....Hạch độc ở mối Coptotermes có lỗ phun ra ở trán rất thuận lợi cho việc tấn công và bảo vệ. Đầu có vỏ chitin bao bọc rắn chắc hai hàm khoẻ như kìm, sắc như kéo lại thêm cả hạch độc nữa nên loài mối này thật là lợi hại.


Mối có hai loại hình: loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Đầu phân biệt rõ ràng, miệng khiểu nhai. Mối cánh trưởng thành đa số có mắt kép, loại hình không sinh sản không có mắt kép hoặc thoái hoá. Râu đầu có 9-30 đốt có dạng hình chuỗi hạt, hình sợi. Ngực có 3 đốt kích thước gần bằng nhau, có 3 đôi chân ứng với 3 đốt ngục, bàn chân có 4-5 đốt. Mối cánh trưởng thành có 3 cánh chất màng, khi không bay cánh xếp bằng trên thân. Bộ phận cánh có đường ngấn vai, khi cánh gẫy giữ lại vẩy cánh, tuỳ theo giống, loài và hình dạng và sắp xếp vẩy khác nhau, lông đuôi có 1-8 đốt.
Mối lính của một số loài mối không có hàm phát triển rõ rệt, nhưng hạch độc hơn nhiều so với chất độc của mối lính các loài khác. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ ra , mối lính còn có nhiệm vụ đi tìm nguồn thức ăn , hướng dẫn và bảo vệ mối thợ đến các vị trí cần đắp đường mui. Mối lính còn dùng hạch axit của mình để gây phản ứng mềm, tạo điều kiện cho mối thợ đục khoét hang hoặc mở đường dễ dàng trong vữa, đá. Mối thợ thuộc vào thành phần không sinh sản . Mối thợ đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như : gặm gỗ, kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc mối non, mớm thức ăn cho mối lính, mối vua, mối chúa. Ngoài ra chúng còn làm nhiệm vụ khuân vác khi chuyển tổ, chăm sóc mối cánh trước khi mối bay giao hoan, phân đàn, điều tiết khí hậu trong tổ.

Mối đất có khả năng thích nghi với nhiều vùng địa lý khác nhau trên thế giới, như nhiệt đới, cận nhiệt đới, và những vùng ôn đới.

Mối đất là loại côn trùng có tuổi thọ cao. Ví dụ, con mối chúa có thể sống 15 năm hoặc hơn. Những tổ mối, có thể được tạo ra liên tiếp vào bất kỳ thời gian nào. Lý do khác làm cho mối tồn tại và phát triển mạnh là chúng có thể dùng xenlulo như một nguồn thức ăn. Vì đa số các động vật không thể tiêu hóa được xenlulo và không ăn cây gỗ, riêng mối có ít sự cạnh tranh thức ăn với các loài khác . Cuối cùng, như tất cả các loài khác, mối đất là côn trùng sống thành tập đoàn. Chúng sống trong những tổ lớn, nơi mà tất cả các cá thể sống kết hợp hài hòa cùng nhau trong một tổ chức rất chặt chẽ. Một tổ mối đất có thể có từ khoảng 0.2 - 5 triệu cá thể và có thể có từ 13-14 tổ/0,4ha

Phân chia lao động trong tổ mối và sự tiến hóa của mối thợ dựa vào nhu cầu của tổ về nguồn thức ăn. Những con mối thợ chịu trách nhiệm đi tìm thức ăn và đem thức ăn về tổ cho các cá thể còn lại của tổ. Vì tổ mối rất lớn (E.g. 100,000 tới 1,000,000) và không phải là tất cả các cá thể đều là mối thợ. Riêng mối thợ được hình thành để kiếm toàn bộ nguồn thức ăn nuôi sống các cá thể khác trong tổ mối.

Tổ mối đất có một kết cấu phức tạp và được phân thành những cấp bậc khác nhau: sinh sản sơ cấp, sinh sản thứ cấp, mối lính, và mối thợ. Mỗi cấp bậc có những trách nhiệm khác nhau. Thời gian hình thành một tổ mối mới và trưởng thành, thông thường từ 5 và 10 năm. Hàng năm có tới một nghìn hoặc hơn nữa loài mối phát tán có cánh từ tổ cha mẹ bay ra và lập thành tổ mới. Sau khi tự tập, mối cánh bị rụng cánh, và những con đực và con cái sống sót ghép thành đôi. Những cặp này trở thành là những con mối vua và mối chúa, hoặc mối sinh sản sơ cấp, lại tạo ra tổ mới. Những con mối vua và mối chúa giao phối định kỳ trong cuộc sống của chúng, sản sinh ra trứng. Dần dần, sự sản xuất trứng được tạo ra bởi mối sinh sản thứ cấp. Ở mối cũng có những cơ quan giới tính đã trưởng thành. Khi con mối vua và mối chúa chết, mối sinh sản thứ cấp thay thế sinh sản và tiếp tục đẻ trứng duy trì sinh sản cho tổ. Mối sinh sản thứ cấp có thể đẻ trứng, khả năng đẻ trứng của chúng có thể vợt trội hơn mối chúa sơ cấp Mối lính phát triển để bảo vệ tổ khỏi sự xâm phạm côn trùng khác, chủ yếu là Kiến. Mối lính tấn công bất kỳ sự rối loạn tổ nào và có thể phá tường trong tổ khi đang mở rộng tổ. Cuối cùng, Mối thợ chiếm phần lớn tổ và có trách nhiệm với đa số các nhiệm vụ, bao gồm chăm sóc tổ, bảo trì và sửa chữa tổ, tìm kiếm thức ăn cho tất cả các cá thể còn lại của tổ. Những loại mối khác phụ thuộc vào những con mối thợ tìm kiếm thức ăn, vì mối lính có hàm dưới phát triển thích nghi cho sự phòng thủ, và mối sinh sản thì quá miệt mài với sự đẻ trứng. Vì những con mối thợ tìm kiếm nguồn thức ăn và cung cấp thức ăn cho các cá thể còn lại của tổ nên chúng là loại gây hại trực tiếp đến gỗ trong các công trình kiến trúc.

Khi những con mối thợ tìm thức ăn, chúng tạo những đường ngầm rộng lớn hoặc những đường hầm thăm dò. Việc tìm kiếm nguồn thức ăn bắt đầu với một đường hầm thăm dò được phân nhánh từ tổ và dần dần nở xòe ra xuyên tâm vào trong nhiều đường hầm nhỏ hơn . Sự tìm kiếm thức ăn không tùy tiện, vì vùng thăm dò được phân chia ra nhiều vùng . Dần dần, đường hầm mối được tăng lên trong những vị trí nơi mà thức ăn đã được khám phá và đường hầm cũng được giảm bớt tại những nơi không tìm thấy nguồn thức ăn nào. Mối có thể tìm thấy nguồn thức ăn ở khoảng cách nhỏ rất đáng kể từ 79-100 m, và chúng có thể tạo đường hầm thăm dò trải dài trên một vùng diện tích khoảng 1091 m2.

Khi tìm nguồn thức ăn, các con mối thợ ăn và mang thức ăn đi qua một vùng rộng. Khả năng ăn phụ thuộc vào các tổ khác nhau, có khi một vài tổ mối này lại phàm ăn hơn một số các tổ mối khác. Các yếu tố này thay đổi phụ thuộc vào bản thân tổ, cũng như tuổi và kích thước tổ ; tình trạng sinh sản; mật độ quần thể ; độ dẻo dai của mối. Nguồn thức ăn có thể cũng có ảnh hưởng đến khả năng ăn của mối đất. Ví dụ: những cây gỗ đã bị hư hại bởi đồng loại; độ ẩm cân bằng của cây gỗ ; kích thước (bản chất) nguồn thức ăn ; các thứ tự ưu tiên của thức ăn ; cũng như sự có mặt sẵn có của các nguồn thức ăn khác trong vùng lân cận.

Sau khi tìm thấy nguồn thức ăn được cung cấp từ một nguồn thức ăn sẵn có, mối thợ có thể chuyển xenlulo đến các thành viên khác trong tổ . Mối thợ mớm thức ăn từ nó sang miệng con mối khác. Như vậy thức ăn được luân chuyển từ cá thể này sang một vài cá thể khác.

Mặc dầu mối ăn nguyên liệu xenlulo, nhưng chúng không thể tự tiêu hóa xenlulo, thay vào đó, mối nhờ vào sinh vật đơn bào cộng sinh. Mặc dù, mối không thể tự chuyển xellulo thành glucoza, nhưng phần lớn những nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho mối (axetat, propionate, và a-xít hữu cơ) tạo ra từ sự trao đổi chất của vi sinh vật. Vì vi sinh vật cung cấp dinh dưỡng cho mối nên một số lượng lớn và sự đa dạng vi sinh vật đã được tìm thấy trong ruột mối. Thật ra, trong ruột mối đã tìm thấy khoảng 30.000 loại vi sinh vật, từ những vi sinh vật đó đã tạo ra 1/3 trọng lượng thân thể mối . Hệ sinh vật cộng sinh này bao gồm một số loài khác nhau. Ví dụ: trên tới 14 loài khác nhau đã được mô tả như những thành phần vi sinh vật cộng sinh trong R. flavipes (Yamin 1979).

Vì mối phụ thuộc rất lớn vào vi sinh vật cộng sinh để tiêu hóa gỗ cho chúng, nên đã có một tương quan giữa sự chết một hoặc nhiều hơn thành phần hệ vi sinh vật ở ruột đã gây chết con mối. Để bảo quản gỗ, vấn đề diệt mối tận gốc là sử dụng những độc tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật cộng sinh trong ruột mối. Đó tripropylisocyanurate, một chất độc dạ dày, vi sinh vật cộng sinh chết trong Formosanus và R Coptotermes. flavipes. Trong khi, Waller (1996) tìm thấy kháng sinh đó, ví dụ như ampicillin, tetracycline, và u-rê, tiêu diệt hệ vi sinh vật trong ruột mối, Maudin và Rich (1980) tìm thấy chất kháng sinh diệt sinh vật trong ruột mối và làm mối chết đói. Những kết quả này chỉ ra rằng hệ vi sinh vật ruột rất quan trọng tới sự tồn tại của mối đất.
 






Home » News » mối nhà, tìm hiểu về loài mối nhà