Home » News » cách diệt nấm mốc
cách diệt nấm mốc
27/10/2016 08:45

Cách diệt nấm mốc nhanh và hiệu quả

(Sức Khỏe -khoe24h)- Mốc hầu như hiện hữu ở khắp nơi. Chúng là những sinh vật rất nhỏ màu đen, xám, trắng, xanh hoặc cam, mọc trên các vật hữu cơ và bề mặt ẩm ướt. Mốc sinh sản bằng bào tử, bay trong không khí.

Tương tự như loài mối ăn sạch mọi vật hữu cơ trên đường chúng đi qua, mốc ăn mòn các vật dụng làm bằng giấy, vải và lan nhanh với sức phá hủy đáng ngại. Mốc có đến hàng ngàn loại, tất cả đều không tốt cho sức khỏe, gây dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng, viêm đường hô hấp và nhiều ảnh hưởng khác.

Chính vì mốc sinh sản bằng vô số bào tử nhỏ xíu nên trên thực tế, không có phương pháp nào diệt trừ toàn bộ nấm mốc. Cách duy nhất để giảm thiểu tác hại của chúng là loại trừ những khu vực nhiễm nấm mốc mà bạn có thể nhìn thấy và kiểm soát độ ẩm trong môi trường sống. Độ ẩm chính  là “kẻ tiếp tay” để nấm mốc phát triển.

Dưới đây là những khu vực và vật dụng thường xuyên xuất hiện mốc.

Tường

Cách diệt nấm móc, chống ẩm móc hiệu quả, tiêu diệt nấm móc trong nhà, tẩy sạch nấm móc bằng cách nào
Chân tường thường là nơi bị ẩm mốc nhiều nhất.

Chống ẩm là một trong những vấn đề quan trọng khi xây nhà. Có rất nhiều biện pháp được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi vì dù có thể chống thấm nước ngầm, chúng ta vẫn chưa thể ngăn khí ẩm xâm nhập.

Chân tường thường là nơi bị ẩm mốc nhiều nhất. Ngoài việc làm hư hại công trình về lâu về dài, trước mắt, chúng gây hậu quả kém thẩm mỹ.

Giải pháp: Khi xây nhà, bạn cần yêu cầu kiến trúc sư đặc biệt quan tâm đến vấn đề chống ẩm, chống thấm, nhất là khi nhà ở gần khu vực biển, sông.

Để khắc phục tình trạng ẩm mốc chân tường, bạn có thể dùng các loại sơn chống ẩm mốc, giấy dán tường chống mốc… Khi tình trạng thấm nước trở nên khá nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để có biện pháp cải tạo thích hợp và hiệu quả.

Không chỉ làm hư hỏng nhà cửa và đồ vật trong nhà, nấm mốc còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Làm cách nào nhận diện và ngăn chặn “kẻ xấu” này?

Cửa sổ, bậc thềm, ban-công

Vào mùa mưa, các khu vực này dễ sinh mốc, rêu vì độ ẩm cao, thường xuyên đọng nước và ít được bạn chăm sóc, lau dọn đến.

Giải pháp: Dùng bàn chải kỳ cọ sàn ban-công, bậc thềm, bậu cửa sổ để… giữ vệ sinh.

Giày dép

Nếu bạn có thói quen chất đống giày dép trong góc nhà hoặc gói vào túi nylon những đôi ít dùng, mốc sẽ tấn công ngay.

Giải pháp: Nên xếp giày dép gọn gàng trên kệ hoặc tủ giày. Tủ phải có lỗ thông hơi. Mỗi tuần, bạn cần mở cửa tủ khoảng 30 phút để giày “thở”. Tuyệt  đối không cho giày dép ướt vào tủ mà để riêng, giặt sạch và phơi khô. Thậm chí, giày vừa đi xong, bạn cũng nên để bên ngoài một lúc cho ráo bên trong (nơi tiếp xúc với bàn chân)  trước khi cất vào tủ. Ngoài ra, xếp giày với mật độ vừa phải, không chất chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích.

Thảm, tấm chùi chân

Loại vật dụng này luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt để nấm mốc, thậm chí rết cư ngụ. Bạn nên giặt tấm chùi chân và thay mới mỗi tuần. Đối với thảm trải, cần mang đến dịch vụ để được giặt đúng cách.

Giải pháp: Các vật dụng mềm, xốp như thảm, tấm chùi chân bạn chỉ có thể ngăn mốc chứ không thể diệt bào tử hoàn toàn. Chính vì thế, nếu mốc đã bám trụ, bạn chỉ còn cách thay mới vật dụng.

Quần áo

Cách diệt nấm móc, chống ẩm móc hiệu quả, tiêu diệt nấm móc trong nhà, tẩy sạch nấm móc bằng cách nào
Ngay cả quần áo bảo quản trong tủ vẫn dễ bị mốc nếu không được phơi thật khô trước khi cất.

Bạn có thói quen cho quần áo bẩn vào chậu hoặc máy giặt và để tồn nhiều ngày trước khi mang ra giặt? Nếu chậu hoặc máy còn đọng nước, quần áo rất dễ bị ẩm mốc. Ngoài ra, thùng, rương… chứa quần áo cũ lâu ngày cũng dễ bị ẩm mốc tấn công, nhất là khi bạn chất đống chúng trong nhà kho, dưới gầm giường hoặc trong xó xỉnh nào đó. Ngay cả quần áo bảo quản trong tủ vẫn dễ bị mốc nếu không được phơi thật khô trước khi cất

Giải pháp: Định kỳ mỗi tháng hoặc hai tháng một lần, bạn nên hong phơi quần áo cũ. Cho chúng vào túi nylon trước khi cất trong thùng kín để hạn chế mốc trong trường hợp thùng chứa bị ẩm. Đối với quần áo bẩn, khi chưa giặt, bạn nên cho vào sọt khô ráo. Quần áo đi mưa về cần giặt ngay vì chỉ cần sau một đêm, chúng có thể sinh mốc hoặc bị thâm kim.

Tủ bếp

Bên trong tủ bếp, nhất là ngăn thông với bồn rửa, có độ ẩm cao. Nếu bạn chất nhiều vật dụng và đặc biệt là đựng đồ bằng giấy, lâu ngày, mốc sinh ra từ chân tường ẩm thấp sẽ lan nhanh sang đồ vật.

Giải pháp: Dụng cụ trong nhà bếp cần đảm bảo vệ sinh. Bạn cần lau các ngăn tủ bếp thường xuyên, mở cửa để thoáng khí vào ngày cuối tuần. Tránh xếp các thùng carton, đồ vật bằng gỗ dưới đáy tủ.

Sách báo

Những chồng sách báo cũ xếp sát chân tường rất dễ “làm mồi” cho mối và mốc. Cả hai “kẻ xấu” này đều sẵn sàng “nhai” sạch cho bữa tiệc giấy của chúng.

Giải pháp: Sách báo phải được xếp trên kệ, tủ. Nếu phải xếp sát đất, bạn nên cho chúng vào túi nylon. Tuy nhiên, với sách báo không còn dùng nữa, tốt nhất bạn nên “tiễn” chúng đi.

Bồn rửa bát

Bên trong bồn rửa, sau một đêm, thường bám mốc đen và các chất cặn. Ngoài ra, bên dưới bồn, nơi để miếng rửa bát… cũng sinh mốc.

Giải pháp: Thông thường, một miếng rửa bát chỉ có “hạn sử dụng” tối đa hai tuần. Dù vẫn còn mới, chúng chính là ổ vi khuẩn, nấm mốc… Sau mỗi lần rửa bát, bạn nên lau bên trong và ngoài bồn bằng một miếng riêng, không dùng chung với miếng rửa bát hằng ngày.

Phòng tắm

Tắm bằng vòi sen cung cấp hơi ẩm “đủ” để nấm mốc phát triển.

Giải pháp: Mỗi tuần, bạn nên dành ít nhất một giờ để cọ rửa tường và sàn phòng tắm, trong và ngoài lavabo, xung quanh các vòi nước…  Khi vệ sinh, đừng quên mang hết khăn tắm, bông tắm, cuộn giấy vệ sinh… ra ngoài.

9 BƯỚC DIỆT NẤM MỐC

Cách diệt nấm móc, chống ẩm móc hiệu quả, tiêu diệt nấm móc trong nhà, tẩy sạch nấm móc bằng cách nào
 
Đeo khẩu trang, găng tay (loại dùng một lần) khi lau chùi nấm mốc.
1. Đeo khẩu trang, găng tay (loại dùng một lần), mắt kính. Mặc quần áo dài tay. Bạn cần trang bị “tận răng” để mốc không xâm nhập vào cơ thể.

2. Bước tiếp theo, bạn mở tất cả cửa sổ để không gian được thông thoáng.
3.
Phun một lớp nước mỏng lên vùng bị mốc (trừ đồ gỗ), dùng khăn ướt lau mạnh hoặc dùng bàn chải chà sạch mốc.
4. Cho các vật dụng bị bám mốc vào chậu nước xà phòng hoặc nước pha các dung dịch tẩy rửa khác.Dùng khăn hoặc bàn chải chà sạch. Lưu ý: Không pha thuốc tẩy clo với dung dịch nào chứa amoniac, a-xít. Bạn sẽ tạo ra khí độc với phản ứng hóa học này.    
5. Dùng chất sát trùng lau sạch vài lần khu vực hoặc đồ dùng bị mốc. Lau lại bằng nước sạch.
6.
Lau, sấy hoặc phơi khô vật dụng. Mở quạt để không khí nhanh khô ráo.
7.
Cho những món đồ bám mốc mà bạn cần vứt vào túi nylon, cột thật kỹ để tránh mốc lây lan.
8.
Bỏ khẩu trang, găng tay, khăn lau để tránh đi họa nấm mốc. Rửa sạch mắt kính nhiều lần.
9.
Bước cuối cùng cũng khá quan trọng, bạn hãy tắm rửa sạch sẽ và giặt sạch quần áo vừa mặc.

 .DTK
Tạp chí Sức Khỏe






Home » News » cách diệt nấm mốc